Lưu ý quan trọng: Sử dụng chìa khoá khẩn cấp để vào hố thang từ trên nóc cabin/ phòng máy. Di chuyển buồng thang bằng bộ điều khiển hoặc bằng cách quay tay cơ cấu dẫn động; chỉ cho phép nhân viên bảo trì của Công ty thang máy hoặc những người có trách nhiệm đã được huấn luyện thực hiện việc này. Việc xáo trộn bất cứ phần nào của cơ cấu thang do những người không có trách nhiệm gây ra sẽ đe doạ tính mạng người đó và có thể cả những người đang sử dụng thang.
Dưới đây là 1 số các cách cứu hộ bằng tay khi thang máy gặp sự cố:
1. Nếu thang máy có sự cố bạn chỉ nên cứu hộ khi lúc này phải có ít nhất 2 người.
2. Bảo đảm nguồn điện cung cấp cho thang máy hoạt động đã bị ngắt, tất cả các cứa tầng đều đóng.
3. Tiếp theo xác định xem cabin đang ở tầng nào, hầu hết cabin đều được đánh dấu vạch trên dây cáo ở phòng máy để biểu hiện cabin ở đúng điểm dừng, một trong 2 nhân viên của nhóm cứu hộ sẽ có thể đưa cabin đến gần đúng vị trí nhờ vào việc liên lạc được với khách ở trong thang.
4. Nhân viên cứu hộ 1 tay nhả phanh cơ, một tay kia quay tay bánh đà động cơ cho đến khi cabin lên đúng tầng cần dừng. nên di chuyển cabin đến tầng gần nhất theo chiều dễ nhất.
5. Khi cabin đã đến tầng dừng thì nhả cần phanh cho cabin dừng lại.
6. Lúc này dùng chìa khóa mở cửa tầng rồi dùng tau mở cả cửa tầng lẫn cửa cabin để giải thoát cho hành khách. Quan trọng nhất là khi mở cửa tầng thì phải chắc chắn cabin đã dừng đúng cửa tầng, nếu trường hợp chưa đúng cửa tầng thì phải điều chỉnh cho đúng cửa tầng mới cho khách ra ngoài.
7. Sau khi đưa khách ra ngoài cần đóng của cabin hoặc đặt rào cản ở trước cửa tầng, không được bật điện thang máy.
8. Báo sự cố cho đơn vị có trách nhiệm đến sửa chữa.
Đây là 1 trong những điều cơ bản mà các đơn vị, gia đình lắp thang máy và người sử dụng thang máy thường xuyên nên biết để có thể tự giúp đỡ mình trong trường hợp không may sự cố xảy ra.