Menu

Tại sao phải làm tiếp địa cho hệ thống thang máy

Để thang máy được hoàn chỉnh đưa vào sử dụng có nhiều yêu cầu, nhiều vấn đề cần được hoàn thiện. Chính việc có thể hoàn thiện trên từng chi tiết, chuẩn xác trong từng bộ phận sẽ tạo nên thiết bị thang máy chất lượng khi mang ra sử dụng trong mỗi công trình để phục vụ người dùng. Trong đó tiếp địa của thang máy là một phần không thể thiếu, cần được tiến hành thực hiện chuẩn xác nếu muốn thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mang ra sử dụng.

Tiếp địa của thang máy là gì?

Hệ thống tiếp địa thang máy hay còn gọi là tiếp đất giúp triệt tiêu điện nhiễu trong quá trình vận hành thang, tốt cho tuổi thọ của thiết bị điện.

Ngoài ra, một vai trò cực kỳ quan trọng của tiếp địa cho thang máy là giúp chuyền điện xuống đất trong trường hợp bị rò điện cao thế vào cabin, cửa cabin hay cửa thang, các thiết bị điện trên phòng máy đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng cũng như kỹ thuật viên khi thao tác gần thiết bị.

Thang máy khi chưa được đấu nối tiếp đất thường có các hiện tượng dễ thấy như sau:

Mặt hiển thị ở cửa thang, trong cabin bị nhiễu, hiển thị không chính xác thông tin
Người dùng cảm thấy tê tay khi chạm vào vách cabin, cửa thang, tay vịn đặc biệt khi tiếp xúc bằng mu bàn tay.

Cần biết thêm: Có 3 loại tiếp địa:
- Hệ thống tiếp địa làm việc: Tức là có tiếp địa thì các thiết bị mới làm việc bình thường được.
- Tiếp địa chống sét
- Tiếp địa an toàn: Tiếp địa dùng cho thang máy là loại tiếp địa an toàn với một đầu dây được đấu nối vào cọc tiếp địa còn đầu còn lại nối vào vỏ cabin, cửa thang, vỏ tủ điệp, máy kéo.

Thi công tiếp địa cho thang máy như thế nào?
Để có được một bộ tiếp địa hoàn chỉnh cho thang máy nói chung và thang máy nói riêng thì cần những thiết bị chính sau:

Thiết bị: 
- Cọc đồng hoặc thép mạ kẽm thiết diện từ 20 mm2 có chiều dài từ trên 1.5m. Số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất của từng công trình với mục đích làm sao điện trở đo được không quá 10 Ohm.
- Dây tiếp địa: Với thang máy gia đình thường thì dây điện nối thang máy với cọc tiếp địa là dây có thiết diện tối thiểu 4mm2. Đầu dây nên được hàn hoặc bắt bằng bulong với cọc tiếp địa.

Theo đơn giá thị trường thì hiện một cọc đồng tiếp địa có giá khoảng 500.000 đồng, như vậy một bộ thiết bị tiếp đất cho thang máy bao gồm 3 cọc đồng và dây dẫn có tổng chi phí ước tính khoảng 2 triệu đồng.

Thi công:
- Cọc tiếp địa cần phải được đóng cách xa cọc của hệ thống tiếp địa chống sét tòa nhà (nếu có),  khoảng cách ít nhất là 6m.
- Các cọc tiếp đất của thang phải đóng cách nhau ít nhất 1m.
- Dây dẫn được nối tiếp giữa các cọc đồng và được dẫn truyền lên phòng máy thông qua đường ống kỹ thuật của ngôi nhà hoặc đi dọc hố thang máy.

Cách xử lý đối với công trình không được bố trí tiếp địa
Những công trình mà trong quá trình thi công chủ đầu tư không đóng cọc và chờ dây tiếp đất thì vẫn có biện pháp khắc phụ đó là đấu nối với:

- Móc treo pa lăng: Có tác dụng nếu thép móc treo được đặt tiếp xúc với thép nóc phòng máy và thép nóc phòng máy có tiếp xúc với thép cột nhà.
- Nối với thép cột nhà tại vị trí góc của hố thang máy, có thể phải đục cột.
Như vậy có thể thấy vai trò cực kỳ của hệ thống tiếp đất đối với việc vận hành thang máy tải khách nói chung và thang máy cho hộ gia đình nói riêng. Thế nên, Quý khách nên thi công ngay từ khi làm móng để tránh những sửa chữa phát sinh tốn kém, mất thời gian sau này.

Chú ý tới việc hoàn thành tiếp địa thang máy, thực hiện thi công theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn đem tới cho chúng ta thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mang ra sử dụng. Chính việc có thể ứng dụng thiết bị đạt chất lượng cao giúp chúng ta có thể yên tâm khi ứng dụng thiết bị hữu ích này trong mỗi công trình.