Hố giếng hay còn gọi là hố Pit, hố thang là phần phía dưới mặt sàn tầng thấp nhất
Giếng chính là phần không gian giới hạn bởi sàn tầng thấp nhất và sàn tầng trên cùng
Đỉnh giếng hay còn gọi là OH, là phần giếng thang trên cùng, giới hạn bởi sàn tầng cao nhất đến trần giếng thang.
Để phục vụ thang máy hoạt động, cần phải có một phòng dành riêng cho việc lắp đặt động cơ kéo và các thiết bị khác gọi là phòng máy. Phòng máy thường được đặt trên đỉnh của giếng thang.
Việc xây dựng giếng thang và phòng máy phải đảm bảo các yêu cầu như: độ bền, cứng vững của giếng thang, sàn phòng máy, vách, độ chính xác của các kích thước hình học, thông gió thoát nhiệt cho phòng máy, chống thấm cho hố Pit tốt…
Hiện nay các hãng thang máy dần cải tiến công nghệ, một số dòng thang máy nhỏ truyền thống như thang máy gia đình không cần xây dựng phòng máy nhưng việc xây dựng giếng thang vẫn là điều bắt buộc.
Việc xây dựng một giếng thang và phòng máy như thế trong nhiều trường hợp là điều bất tiện hoặc không thể thực hiện được nếu muốn lắp một thang máy trong gia đình.
Thang máy gia đình không Giếng thang, phòng máy :
Trong các dòng thang máy trên thị trường hiện nay được chia ra làm những nhóm chính
1. Thang máy có giếng thang, phòng máy: Đó là những dòng thang máy truyền thống như thang máy cáp kéo. Kích thước giếng thang từ 1250÷2350×1800÷2800mm, chiều cao OH từ 4000÷5050mm,độ sâu hố Pit từ 1360÷1900,tùy theo tốc độ di chuyển của cabin, tải trọng, hành trình di chuyển và các hãng thang máy khác nhau.
2. Thang máy có giếng thang, nhưng không có phòng máy: Trong dòng thang máy này, động cơ được đặt trên các liên kết chịu lực trên đỉnh giếng thang (OH) hoặc dưới hố giếng (Pit). Kích thước giếng thang từ 1500÷2215×1740÷2770mm, chiều cao OH từ 3750÷4500mm, độ sâu hố Pith từ 1400÷1750 mm, tùy theo tốc độ di chuyển của cabin, tải trọng, hành trình di chuyển và các hãng thang máy khác nhau.
Trong dòng thang máy không có phòng máy này phải kể đến dòng thang máy cáp kéo gia đình. Dòng thang máy này có kích thước hình học nhỏ hơn so với thang máy kể trên, nhưng vẫn phải xây dựng giếng thang, cụ thể như sau: Kích thước giếng thang từ 1350×1350÷1500, độ cao OH nhỏ nhất từ 2400mm, độ sâu hố Pit nhỏ nhất 450mm
3. Thang máy có chiều sâu hố Pit nhỏ, không giếng thang, phòng máy: Tiêu biểu nhất cho dòng thang này là thang máy Thủy lực, với dòng thang máy này thì độ sâu hố Pith chỉ từ 100÷150mm, kích thước khoảng thông tầng từ 650÷1780×910÷1785mm. Với dòng thang này, kích thước khoảng thông tầng và độ sâu hố Pit đã nhỏ đi rất nhiều, có thể tùy biến để lắp đặt nhiều vị trí. Tuy nhiên với chiều sâu từ 100÷150mm nếu muốn lắp đặt thang máy thì vẫn phải đào hố Pit, hoặc nếu đặt thẳng lên sàn thì vẫn sẽ bị “phân bậc” độ cao tương đương 1 bậc gạch so với mặt phẳng sàn.
4. Thang máy không giếng thang, không phòng máy. Trên thị trường hiện nay, loại thang này có 2 loại chính đó là thang máy chân không và thang máy trục vít. Do đặc điểm của thang máy chân không là thang máy có dạng hình trụ tròn; tiết diện cabin, tải trọng, hành trình bé so với các loại thang máy gia đình khác nên không được sử dụng phổ biến. Trong khuôn khổ bài biết này tôi sẽ không đề cập đến thang máy chân không. Vì vậy, loại thang máy gia đình không cần giếng thang, phòng máy, không có hố Pith hiện nay chỉ có thang máy sử dụng công nghệ trục vít. Với lợi thế là thang máy có dải kích thước linh hoạt, kích thước giếng thang từ 910÷1730×870÷1530 mm, không hố Pit, không giếng thang, phòng máy. Nên loại thang máy này đang chiếm ưu thế trong phân khúc thang máy gia đình trên thị trường.
Thang máy gia đình không giếng thang, phòng máy, hố Pit hữu dụng nhất
Tại sao lại là hữu dụng nhất? trong bài viết này, tôi xin mạn phép đưa ra khái niệm về hiệu suất sử dụng (là phần diện tích thực tế để chở người / diện tích toàn phần để lắp đặt thang máy) tính cho một thang máy đơn lẻ độc lập.
Gọi η là hiệu suất sử dụng (%);
SC = diện tích để chở người là diện tích thông thủy cabin hay diện tích sàn nâng;
STP = diện tích toàn phần của thang máy bao gồm diện tích thông thủy của giếng thang STT và diện tích phần xây dựng vách giếng thang SVG
STP = STT + SVG (1)
Ta có: η = . 100% (2)
Đối với dòng thang máy cáp kéo thì độ dầy của vách giếng thang từ 200÷220mm. Kích thước cabin từ 950×1300÷1400x2400mm.
Vậy STP = 4.07÷8.3 (m2); SC = 1.235÷3.36 (m2) => η = 30.34÷40.48 (%)
Với dòng thang gia đình cáp kéo: ta có kích thước cabin điển hình là 950×1150, 880x1300mm
STP = 3.062÷3.41 (m2); SC = 1.0925÷1.144 (m2) => η = 35.7÷33.54 (%)
Với dòng thang máy thủy lực có hố Pit ngắn: kích thước cabin từ 480÷1100×550÷1400mm
STP = 0.59÷3.18 (m2); SC = 0.48÷1.54 (m2) => η = 88.9÷48.42 (%)
Với dòng thang máy trục vít: kích thước sàn nâng từ 805÷1580×580÷1100mm
STP = 0.79÷2.65 (m2); SC = 0.47÷1.74 (m2) => η = 54.5÷65.7 (%)
Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy hiệu suất sử dụng (phần diện tích có ích/ phần diện tích để lắp đặt thang máy) thì hiệu suất sử dụng của thang Thủy lực và thang Trục vít là lớn nhất.
Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (Hanoel)
Địa chỉ: Số 66 ngõ 9 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3572 4588 - 3572 4599
Fax: 024. 3572 4699
Hotline: 0913202303 - 0903404248
Website: www.hanoel.com
Email: contact@hanoel.com